CAO RĂNG – VÔI RĂNG LÀ GÌ?
Vôi răng (cao răng) là những mảng bám, cặn vụn thức ăn dư thừa bám dính ở thân răng và nướu răng. Theo thời gian, các mảng bám này bị vôi hóa trở nên cứng hơn, không thể làm sạch bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường mà phải nhờ tới sự can thiệp của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
CÓ NÊN CẠO VÔI RĂNG HAY KHÔNG?
Vôi răng thường tích tụ ở trên hoặc dưới lợi. Vôi răng trên lợi hình thành từ tuyến nước bọt, bám trên bề mặt răng và xung quanh thân răng có màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm. Cao răng dưới lợi (cao răng huyết thanh) bám quanh chân răng, có màu nâu và bị lợi che phủ vì vậy không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải thăm khám mới phát hiện được.
Những tác hại của vôi răng đến răng và nướu:
- Nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn lên men carbohydrate tạo acid làm hỏng men răng và sâu răng.
- Hôi miệng, tạo cảm giác tự ti khi giao tiếp hằng ngày.
- Ê buốt khi ăn uống, khó khăn trong vệ sinh răng miệng.
- Chảy máu nướu, sưng nướu, tuột nướu làm lộ chân răng.
- Viêm nha chu, tiêu xương ổ răng dẫn đến răng lung lay, nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng.
- Nguyên nhân gây ra các bệnh ở miệng, họng như: viêm amidan, viêm họng, viêm niêm mạc miệng…
- Ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khi nói cười bởi vôi răng có tính xốp rất dễ bắt màu, tạo ra những mảng bám có màu đậm hơn so với màu răng thật. Đặc biệt với những đối tượng thường xuyên uống cà phê, hút thuốc lá, vôi răng có màu sậm đen và thường che kín hết răng.
Vì vậy, cạo vôi răng theo định kỳ là điều kiện bắt buộc bảo vệ sức khỏe răng miệng bởi:
- Việc đánh răng hàng ngày chỉ có thể làm sạch khoang miệng nhưng không thể loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại.
- Vôi răng hình thành ở mọi độ tuổi, có nhiều tác hại đối với răng miệng.
- Lấy cao răng không chỉ mang tới sự thẩm mỹ cho hàm răng, mang đến nụ cười tự tin, rạng rỡ mà còn giúp loại bỏ tới 80% các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng ngược dòng, tiêu xương ổ răng…
CẠO VÔI RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
Cạo vôi răng là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch các mảng bám cứng ở răng, ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng lấy cao răng, bởi cạo vôi răng thường xuyên, không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng và một số tổn thương khác. Vì vậy chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sỉ để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh. Cụ thể:
- Lấy cao răng 6 tháng/lần đối với các trường hợp như: vệ sinh răng miệng tốt, men răng bóng loáng, cao răng ít.
- Lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần khi thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu, vệ sinh răng miệng kém, người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng.
- Riêng trường hợp bé dưới 10 tuổi, khi lấy cao răng cần phải thăm khám trước và có biện pháp cạo vôi răng nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
CÁCH PHÒNG NGỪA CAO RĂNG HIỆU QUẢ MÀ BẠN NÊN BIẾT
- Đánh răng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, có kích cỡ phù hợp với khoang miệng. Khi chải răng nên điều chỉnh lực tay vừa đủ, đặt bàn chải xoay tròn hoặc dọc.
- Chải răng ngày 2 lần, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nên dùng kem đánh răng chứa Fluoride nhằm giúp phục hồi những hư tổn ở men răng và hạn chế hình thành vôi răng.
- Sử dụng các loại nước súc miệng, nước muối sinh lý hoặc chỉ nha khoa để diệt khuẩn, làm sạch các mảng bám còn sót lại.
- Hạn chế ăn thức ăn dẻo, nhiều đường và các loại nước uống có ga, chứa nhiều axit, thức uống làm răng xỉn màu như trà, cà phê, bia, rượu.
- Bổ sung các loại rau củ quả nhiều vitamin, chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày.
- Thăm khám theo định kỳ 6 tháng/lần.
QUY TRÌNH THĂM KHÁM LẤY CAO RĂNG TẠI LIBERTY DENTAL
-
- Thăm khám và tư vấn: Nha sĩ thăm khám và kiểm tra mức độ và vị trí của vôi răng cũng như tình trạng tổng quát của hàm răng.
- Tiến hành lấy cao răng: Sau khi xác định tình trạng vôi răng thì nha sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm hiện đạivới đầu cạo vôi tinh gọn kết hợp với độ rung của sóng siêu âm len lỏi vào sâu trong, với song rung siêu âm dễ dàng len lỏi vào sâu trong kẽ răng giúp nhẹ nhàng lấy đi phần vôi răng ở cổ răng cũng như dưới nướu răng.
- Đánh bóng: Công đoạn đánh bóng ngay sau khi thực hiện lấy sạch cao răng. Việc này giúp bề mặt răng sáng bóng và giảm thiểu sự tích lũy của mảng bám vi khuẩn trên răng.
- Kiểm tra kết quả và hẹn lịch: Nha sĩ kiểm tra lại kết quả và hoàn thiện quy trình lấy cao răng đồng thời hẹn lịch tái khám cho khách hàng.